Thi Công Cảnh Quan - Hòn Non Bộ - Hồ Cá KOI - Tiểu cảnh 

Thời điểm thi công cảnh quan

Thông thường việc thi công cảnh quan của dự án được thực hiện ở giai đoạn cuối của công trình, khi mà các hạng mục xây dựng đã gần hoàn thiện và các vị trí trồng cây đã được giải phóng.
thi công cảnh quan
Tuy nhiên có vài trường hợp chủ đầu tư mong muốn khi khai trương cây công trình đã phát triển tốt và có nhiêù cành nhánh, trong trường hợp này thì chủ đầu tư thường yêu cầu theo từng giai đoạn. Vậy chúng ta sẽ cùng phân tích ưu và nhược điểm của của hai hình thức trồng trên:

1. Thi công hạng mục cảnh quan vào giai đoạn cuối của công trình

  • Ưu điểm: Lúc này công trình đã tương đối hoàn thiện và gần như bản vẽ thiết kế không còn thay đổi, mặt bằng cho việc trồng cây và cỏ ít bị tác động bởi các hạng mục khác. Đảm bảo môi trường tốt để cây và cỏ phát triển, thuận lợi cho việc thi công và đảm bảo tiến độ. Và điều quan trọng là khi mặt bằng đã có sẵn sẽ giảm được chi phí cho hạng mục cảnh quan do quá trình thi công diễn ra nhanh chóng sẽ giảm được các chi phí quản lý và nhân công.

  • Nhược điểm: Với các loài cây bóng mát việc mới thi công cây chưa thể phát triển tốt, có thể có rất ít hoặc không có lá làm cho cảnh quan không đẹp như mong muốn. Việc thi công không thể đảm bảo cây sẽ sống và phát triển hết 100% nên khi công trình đã đưa vào sử dụng những cây chết sẽ được thay thế trong quá trình bảo dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến cảnh quan của công trình.

2. Thi công hạng mục cảnh quan từng phần theo giai đoạn

Đôí với một công trình lớn việc nghiệm thu và đưa vào sử dụng từng phần của công trình thường được diễn ra thường xuyên nhằm tối ưu hóa chi phí và rút ngắn thời gian xây dựng của công trình. Vâỵ ưu và nhược điểm cuả việc thi công cảnh quan trong trường hợp này là:

  • Ưu điểm: Đa phần khi đưa vào sử dụng cây và cỏ đã phát triển tốt nên cảnh quan sẽ đẹp hơn so với việc mới thi công.

  • Nhược điểm: Cây và cỏ là cá thể sống cần được chăm sóc và bảo vệ thì cây mới phát triển tốt. Tuy nhiên, việc thi công song song với các hạng mục xây dựng làm cho cây và cỏ luôn bị tác động làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, sống sót và phát triển của cây. Chi phí cho hạng mục cảnh quan cũng tăng lên do kéo dài thời gian thi công và các chi phí khắc phục các sự cố cây cỏ chết do hạng mục xây dựng gây ra.

Quy trình thi công

1. Tiếp nhận yêu cầu và khảo sát mặt bằng cảnh quan

  • Sau khi nhận được điện thoại hoặc yêu cầu tham gia dự thầu từ chủ đầu tư hoặc đơn vị tổng thầu. Chúng tôi sẽ trao đổi và tham khảo danh sách các loại cây trồng. Sau đó sẽ cho kỹ thuật xuống công trình để nắm hiện trạng mặt bằng và kiểm tra các yếu tố sau:

  • Tiến độ thi công của các đơn vị khác và khả năng hoàn trả mặt bằng cảnh quan.

  • Chất lượng đất tại công trình có đảm bảo không? (Đồ phì, Ph, ngập nước,…)

  • Nguồn nước và hệ thống nước tưới cho công trình (Nguồn nước từ đâu, lắp đặt hệ thống đường ống như thế nào,…)

  • Kiểm tra lại chủng loại cây có phù hợp với thổ nhưỡng của công trình và đề xuất cây thay thế nếu cây ban đầu không phù hợp.

2. Gửi báo giá dự thầu

Sau khi nhận được danh mục cây cuối cùng và kiểm tra các vấn đề trên chúng tôi sẽ đưa ra bảng giá dự thầu phù hợp nhất đảm bảo tất cả các yêu cầu của chủ đầu tư.
Bảng giá dự thầu cao hay thấp tùy thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư và thời gian hoàn thành công trình. Nếu công trình triển khai kéo dài thời gian thì tất nhiên chi phí sẽ cao hơn.


thi cong canh quan cay xanh
 

3. Xây dựng kế hoạch thi công

Về phần này các đơn vị thi công thường phân loại công trình thành 2 nhóm khác nhau là Công trình độc lập và công trình nằm bên trong một công trình lớn.

  • Công trình độc lập: Ở đây có nghĩa là trong công trình đó không có các hạng mục khác đang thi công, chỉ có duy nhất đơn vị thi công cảnh quan thực hiện. Thông thường các công trình này đã hoàn thành từ trước và muốn bổ xung thêm hạng mục cảnh quan hoặc là chỉnh sửa lại hạng mục cảnh quan đã xuống cấp sẽ đơn giản hơn và có trình tự rõ ràng.

    Các bước thực hiện sẽ diễn ra theo trình tự nghĩa là khi hoàn thành bước 1 sẽ tới bước 2 và cứ như thế chứ ít có sự sáo trộn. Việc xây dựng kế hoạch sẽ có thời gian cụ thể từ ngày bắt đầu và kết thúc. Đối với công trình này việc xây dựng kế hoạch thi công được thực hiện đơn giản và chính sát nhất.

  • Công trình nằm bên trong công trình lớn: Có nghĩa là công trình đang được thi công toàn bộ các hạng mục từ xây dựng, điện nước, cảnh quan,…

    Đối với công trình này việc lên kế hoạch thi công rất khó khăn do ảnh hưởng từ tiến độ của các hạng mục khác tác động. Bởi vậy để xây dựng được bảng tiến độ thi công thì phải kết hợp của tất cả các nhà thầu có ảnh hưởng đến nhau và cùng nhau cam kết thực hiện đúng tiến độ nhất là trong việc thi công vườn thẳng đứng.

4. Triển khai nhân sự và chuẩn bị mặt bằng

  • Dựa trên khối lượng công việc và tiến độ thi công để chuận bị nguồn nhân lực đầy đủ nhằm đáp ứng nhu cầu về tiến độ và chất lượng công trình.

  • Nhận mặt bằng thi công từ đơn vị xây dựng và triển khai các công việc cần thiết để chuận bị trồng cây xanh.

  • Xử lý độ dốc và khả năng thoát nước của khu vực cảnh quan, việc này rất quan trọng nó ảnh hưởng đến sự phát triển, sinh trưởng và cảnh quan của công trình khi đưa vào sử dụng.

  • Kiểm tra lại toàn bộ các vấn đề như đội ngủ công nhận, điện, lượng nước tưới, mặt bằng đảm bảo đáp ứng tốt trước khi tiến hành trồng cây xanh.

5. Tiến hành việc thi công

  • Nghiệm thu công tác làm mặt bằng: Đơn vị thi công sẽ chỉnh sửa lại mặt bằng sau đó thông báo đến tư vấn giám sát kiểm tra và nghiệm thu mặt bằng.

  • Định vị vị trí trồng cây và tiến hành đào hố: Dựa vào bố trí cây xanh trên bảng vẽ tiến hành định vị và đào hố. Kích thước hố đào tùy thuộc vào chủng loại và kích thước cây đã được thể hiện trong hợp đồng. Sau khi đào hố tiến hành nghiệm thu công tác đào hố.

  • Tập kết cây giống theo kích thước quy chuẩn trong hợp đồng, tiến hành nghiệm thu đầu vào cây trồng.

  • Tiến hành trồng cây: Trộn hỗn hợp phân bón với đất từ hố đào lên, cho cây giống vào giữa hố và tiến hành lấp hố bằng hỗ hợp đã trộn. Khi lấp được ½ hố tiến hành tưới nước đẫm và tiếp tục lấp hố, khi lấp hố xong tiến hành cố định cây trồng bằng cây chống để đảm bảo cây không bị nghiêng, ngã, long gốc do tác động của các yếu tố bên ngoài.

  • Tiến hành trồng cây hoa kiểng bụi: Xác định vị trí trồng, trộn hợp hợp phân bón và trồng theo tiêu chuẩn và mật độ trong hợp đồng. Cây hoa phải tươi tốt, đồng đều.

  • Trồng thảm cỏ: Tùy theo yêu cầu CĐT là trồng thảm hay trồng tách khóm mà có các biện pháp thi công khác nhau

    • Trồng đắp thảm: Hình thức này thường được dùng cho cỏ nhung nhật hoặc cỏ lông heo. Cỏ thảm có quy cách 0.5 x 1 m, tiến hành bón phân lót trước khi trồng, trải cỏ khép mí không để chừa khoảng cách lớn hơn 5mm.

    • Trồng tách khóm: Sử dụng cho các loại cỏ nhung nhật, cỏ lông heo, cỏ lá gừng, cỏ lá gừng thái lan, cỏ đậu phộng, cỏ lan chi, cỏ xuyến chi. Mật độ trồng đồng đều, trồng xong phải rải lớp phân giữ ẩm và tiến hành đầm và tưới nước kỹ để cỏ bán vào đất.


       

      dịch vụ thi công cảnh quan công trình

       

6. Tổng dọn dẹp vệ sinh

Tiến hành dọn dẹp về sinh ngay sau khi thi công từng công đoạn, các vật dụng bỏ đi như: Bao, dây bao, cỏ dư được thu gom và dọn ra khỏi công trình. Quét sạch đất, hỗn hợp phân bón trong khu vực thi công.

7. Chăm sóc bảo dưỡng cảnh quan

  • Chăm sóc tưới nước hằng ngày đảm bảo cỏ không bị khô cũng như không bị ngập úng.

  • Bón phân định kỳ trong thời gian bảo hành.

  • Nhổ cỏ dại khi thấy cỏ dại xuất hiện, đảm bảo không để cỏ dại phát triển trong khu vực cảnh quan.

  • Tiến hành phun thuốc dưỡng cây và thuốc trị sâu bệnh định kỳ. Có các biện pháp phòng ngừa và trị sâu bệnh cho cây hợp lý.

  • Thay thế cây chết trong thời gian bảo hành.

  • Chống lại các cây bị nghiêng vẹo do tác động từ bên ngoài.
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

icon icon icon